| Marie Curie 1989 Welcome to our class, everybody! |
|
| Bài Văn Mẫu | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
mytam
Tổng số bài gửi : 5 Join date : 25/06/2008
| Tiêu đề: Bài Văn Mẫu Thu Jun 26, 2008 9:15 am | |
| Cộng đồng mạng đang xôn xao về bài kiểm tra của Bùi Minh Thu, học sinh lớp 10G5 trường Marie Curie, dùng nhiều tiếng lóng và ký hiệu rất phổ biến trong giới tuổi teen. Bài viết có cả lời phê của cô giáo với ngôn từ cũng không kém gì 9X. >> Đọc bài văn Bài văn được viết trên giấy thi của trường Marie Curie.
Đề bài văn kiểm tra 90 phút ngày 3/10/2007: "Sau khi chết ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó". Bài văn được Thu viết rất chuyên nghiệp, có phân vai nghiêm chỉnh. Và câu chuyện được bắt đầu với cái cớ "Trọng Thủy về nhà, hắn rất là buồn vì chiều hôm nay đánh con lô 89, nó lại về 90 (OMG-ức chết vkl >''<)". Khi chỉ đường cho Trọng Thụy gặp Mỵ Châu, "Long Vương nói: Ngươi đi tới hành lang kia, đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ lung tung, cứ thế là tới được room of Mị Châu". Trong bài viết, nhiều đoạn rất "sáng tạo": "Hai vợ chồng gặp nhau, vui mừng như vừa hack được 100k Vcoin liền xin Long Vương cho đăng ký hộ khẩu thường trú tại thủy cung & xin được cấp sổ đỏ. Họ mở một cửa hàng internet quy mô nhỏ & bán kèm các loại thẻ như: VLTK (võ lâm truyền kỳ), Audition, thẻ Vinaphone, Mobilephone & Viettel. Cửa hàng ngày càng phát triển, 2 vợ chồng không còn phải đụng tay vào việc gì nữa mà để cho oshin làm". Các câu văn sử dụng tiếng lóng đang rất phổ biến trong giới trẻ như: "Đồ quỷ sứ, tao là đàn bà phụ nữ hẳn hoi, hàng họ đầy đủ, tem chưa bóc, còn zin 100%, thế mà mài dám gọi tao = anh àk, bà lại vả cho một fát thì hết cả lấc cấc bây h". Sau khi đã xuống Thủy cung, "đi theo con mực vào gần tới nơi, Trọng Thủy bị 2 con rùa chặn lại nói: Đề nghị anh xuất trình chứng thu, giấy phép đi lại dưới nước, hộ chiếu ra vào thủy cung, giấy báo tử... Trọng Thủy bây giờ mới có cơ hội thể hiện bản lĩnh của một dân chơi nhà quê, rút trong túi ra 2 tờ polymer 2, giúi vào tay mỗi rùa 1 tờ và nhẹ nhàng: Sáng nay em đi vội vàng, chết vội vã nên không kịp mang theo giấy tờ, có chút gọi là, mong 2 anh thông cảm...". Sáng nay, trao đổi về bài văn này, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, cho biết: "Đến chiều hôm qua, tôi mới nhận được thông tin về bài văn này. Tôi cũng không biết thực hư ra sao, nhưng trường tôi có lớp 10G5. Ngay sau đó tôi đã gọi điện cho cô giáo Nguyễn Phương Nguyên, vừa là cô giáo chủ nhiệm lớp 10G5, vừa là giáo viên dạy môn văn để tìm hiểu rõ hơn. Ngay sau đó, tôi cũng đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại thắc mắc của nhiều người quen cũng như phóng viên. Cô giáo Nguyên khẳng định với phóng viên Ngôi Sao: "Lớp tôi có học sinh mang tên Bùi Minh Thu. Đề tài về tưởng tượng chuyện Trọng Thủy gặp Mỵ Châu cũng là đề tài có trong sách giáo khoa và tôi lấy ra cho học sinh làm. Đây là bài của em Thu nhưng là bài em ấy làm đùa ngoài giờ học. Những từ bút phê màu đỏ không phải là của tôi. Ngay sau khi biết về bài văn, tôi có gặp riêng em Thu để hỏi chuyện. Thu thừa nhận chính mình đã viết bài văn đó, nhưng mà viết... chơi thôi. Không nộp cho cô giáo. Viết xong rồi vứt đi luôn, không nhớ nữa. Không ngờ có người lại lấy được, bút phê và đưa lên mạng. Em Thu cũng đã xin lỗi và rút kinh nghiệm không đùa như vậy nữa. Tuy nhiên, ngay sau khi sự việc xảy ra, tôi đã cùng các thầy, cô và học sinh rút kinh nghiệm toàn trường. Vì bài văn đã dùng giấy kiểm tra trên đó có logo của nhà trường, nên dù ít hay nhiều cũng sẽ gây gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của trường. Nhất là dòng bút phê màu đỏ bắt chước có thể gây lầm tưởng nhà trường có cô giáo thiếu nghiêm túc". Khánh Ngọc - Minh Phương
Nguyên văn bài văn trên:
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 590x3112. | |
| | | mytam
Tổng số bài gửi : 5 Join date : 25/06/2008
| Tiêu đề: Chuyện xung quanh "bài văn gây xôn xao cư dân mạng" Thu Jun 26, 2008 9:16 am | |
| Bà Trần Thị Nhung - Phó hiệu trưởng trường Marie Curie. (Ảnh: VTC)
"Với cương vị của một giáo viên dạy văn, tôi không thể chấm điểm cho bài văn này. Tôi không thể cho bài văn này điểm 0 (không), không thể cho điểm 1 (một), cũng không thể phê". >> Cư dân mạng xôn xao vì bài văn của học sinh lớp 10
Bà Trần Thị Nhung, Phó Hiệu trưởng trường THPT Marie Curie (Hà Nội), đã cho biết như vậy khi trao đổi về bài văn “xì-tin” của em Bùi Minh Thu - học sinh lớp 10G5 trường này. Xin bà cho biết, bà nhận được thông tin về bài văn "gây xôn xao cư dân mạng" khi nào? Khi bài văn đó lên mạng mấy ngày, tôi cũng đã được biết và đã đọc. Sau đó, chúng tôi gặp em Bùi Minh Thu là người có tên trong tờ giấy kiểm tra. Tôi đã phân tích để cho các em thấy tất cả các từ ngữ và các ý tưởng của bài văn này là không thể chấp nhận được. Tìm hiểu về bài văn này, chúng tôi đã nhận thấy, thứ nhất, bài văn đó không phải là bài làm kiểm tra định kì. Đó là đề thi học kì năm trước của ban tự nhiên. Trong quá trình dạy và ôn tập, cô giáo đã sử dụng đề này như 1 bài tham khảo. Thứ hai, tôi khẳng định đây không phải là chữ cô Nguyên, cô giáo dạy văn, đồng thời chủ nhiệm lớp 10G5 . Em Thu cho biết, em viết bài văn này ở nhà và mang đến lớp cho các bạn đọc và mang về nhà ngay cuối buổi học đó. Bài văn này đã được mang bán giấy vụn cùng với các giấy vở cũ của em. Chính em Thu cũng không biết ai đã phê và đưa bài văn lên mạng. Sự việc này, dưới góc độ của những người làm giáo dục, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở em, chỉnh đốn về tư tưởng và quan điểm, làm cho các em hiểu cái đúng cái sai để sửa chữa. Là môi trường giáo dục, chúng tôi hoàn thiện nhân cách cho các em chứ không thể xử phạt một cách cứng nhắc, nặng nề được.
Bài văn được lan truyền trên mạng viết trên giấy thi của trường Marie Curie.
Thưa bà, nhiều người cho rằng cách ra đề của bài kiểm tra: "Sau khi chết ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại chuyện đó". Yêu cầu tưởng tượng như thế đối với học sinh lớp 10 rất dễ làm cho các em có những suy nghĩ lệch lạc. Ý kiến của bà thế nào? Đứng từ góc độ của một giáo viên dạy văn, các giáo viên đều muốn hình thành và phát triển trí tưởng tượng của các em. Và tất nhiên, trí tưởng tượng này phải mang tính nhân văn. Ngoài ra, giáo dục trong nhà trường cũng cần rèn luyện cho các em khả năng nghị luận. Đề bài này năm trước đã được sử dụng để kiểm tra học kì và đã có được những thành công nhất định. Rất nhiều thầy cô đã phải trầm trồ về những bài văn hay với đề này. Đọc các bài như thế, các thầy cô cảm thấy toại nguyện lắm. Chúng tôi lúc nào cũng chú ý rèn luyện rất cẩn thận cho các em. Có hàng ngàn học sinh, nhưng lỗi này chỉ rơi vào 1 em. Nó không mang tính đại trà. Dù vậy cũng làm chúng tôi rất buồn! Bài văn của em Thu nằm ngoài sự mong muốn của những người ra đề, những người làm giáo dục như chúng tôi. Dạy văn trong nhà trường ngoài vấn đề phân tích tác phẩm và nghệ thuật thì giáo viên cũng luôn rèn luyện cho học sinh có khả năng tưởng tượng, tư duy lôgic. Tất nhiên văn học luôn hướng tới việc nâng cao tâm hồn con người, hướng tới những giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, những tác động của cuộc sống bên ngoài thì vẫn song song tồn tại. Cái quan trọng là học sinh phải tự biết lựa chọn. Với bài văn trên mạng này, các thầy cô trong trường có hoài nghi về việc dạy văn của mình hiện nay không, thưa bà? Chúng tôi cũng chỉ hoài nghi có 1 điều. Đó là, thế hệ trẻ tiếp cận với mạng quá nhiều và đã quá lạm dụng tiếng lóng. Chúng tôi thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong quá trình dạy dỗ các em. Trong các tiết học, chúng tôi luôn trau dồi, trang bị những kiến thức cho học sinh. Nhưng những tác động của xã hội vẫn có ảnh hưởng, tác động tới các em là quá lớn. Giả sử phải chấm điểm bài văn ấy, bà sẽ cho bài văn mấy điểm? Với cương vị của một giáo viên dạy văn, tôi không thể chấm điểm cho bài văn này được. Tôi không thể cho bài văn này điểm 0 (không), không thể cho điểm 1 (một), cũng không thể phê. Thế đấy! Tôi phải gọi riêng học sinh của mình lại để nói chuyện, phân tích cho em hiểu, nhận ra những điểm sai lệch. Xin cảm ơn bà!
Nhà tâm lý Trịnh Trung Hoà: Như em học sinh 10G5 này đã nói, đây không phải bài tập làm văn gửi cho cô giáo chấm mà do em tình cờ có được một tờ giấy thi thừa ra thì viết chơi rồi vứt đi như một trò đùa và chính em cũng quên đi không nghĩ đến nữa.
Mọi người, nhất là những người đang tuổi teen, ai cũng có thể có những trò nghịch như vậy, không có ý gì khác ngoài việc viết nghịch ngợm cho vui. Vì vậy tôi thấy không nên coi đây là chuyện nghiêm trọng hoặc qua những dòng viết nghịch ngợm đó để đánh giá người viết.
Tuy nhiên đoạn viết ngắn đó cũng nói lên một vấn đề là tuổi teen bây giờ khá rành nhiều chuyện tiêu cực của đời sống xã hội như rùa ăn hối lộ mới cấp giấy phép đi lại dưới thuỷ cung, như chuyện mặc cả ngã giá giữa một nhân vật trong truyện và một gái “bán hoa”, chuyện vợ vừa ra khỏi nhà chồng đã ngoại tình, chuyện cờ bạc lô đề … Những chuyện này có thể các em thấy ngoài đời hoặc có thể do đọc được trên báo chí, trên mạng.
Nhưng dù bằng cách nào thì cũng chứng tỏ là tuổi teen ngây thơ trong trắng của các em đã biết quá sớm những mặt trái của xã hội và miêu tả một cách khá thành thạo. Từ đó các thầy cô giáo cần có sự uốn nắn, giáo dục kịp thời để các em trở lại với tuổi teen trong trắng của các em.
Theo Lê Mai VTC | |
| | | | Bài Văn Mẫu | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|